Dạy trẻ ứng biến trong một vài tình huống

Trong cuộc sống, có rất nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra mà chúng ta không thể lường hết được. Cha mẹ không phải lúc nào cũng có thể có mặt để bảo vệ hay hướng dẫn con. Do đó, việc dạy trẻ biết cách ứng biến trong một vài tình huống là vô cùng cần thiết.

Dạy trẻ ứng biến trong một vài tình huống

1. Trẻ đi lạc

Đôi khi, ở những chỗ đông người, trẻ có thể bị mất dấu người lớn và đi lạc. Tình huống đó, trẻ phải làm gì để đảm bảo an toàn?

  • Trước hết, cha mẹ hãy dặn con cần phải bình tĩnh trong trường hợp này, không nên sợ hãi hoặc khóc lớn. Việc khóc lóc, sợ hãi có thể khiến trẻ bị thu hút bởi kẻ xấu.
  • Hãy nhờ những người mặc đồng phục hoặc làm các công việc ở vị trí cố định như bảo vệ, nhân viên bán hàng, lễ tân,... giúp đỡ. Họ sẽ giúp trẻ tìm được ban quản lý để gọi loa hoặc gọi điện thoại cho người nhà của trẻ.
  • Cha mẹ nên cho con học thuộc thông tin cá nhân như họ tên, số điện thoại người thân, địa chỉ nhà,... để thuận tiện cho việc liên lạc. Nếu có thể, cha mẹ có thể ghi những thông tin đó để vào đồ vật mà trẻ thường xuyên cầm theo như dây chuyền, ba lô, túi xách.

Xem thêm Dạy con cách xử lý khi bị lạc đường

2. Có người lạ tiếp cận

Kẻ xấu luôn luôn tìm cơ hội để tiếp cận trẻ. Do đó, hãy nhắc nhở trẻ luôn phải đề phòng trong những tình huống này.

  • Không nói tên thật của mình, tên bố mẹ nếu người lạ hỏi tránh trường hợp kẻ xấu tự nhận là bố mẹ của trẻ để bắt cóc.
  • Nếu có người lạ tiếp cận hỏi han, hãy đứng xa ở khoảng cách tối thiểu 2.5 mét.
  • Không cung cấp địa chỉ nhà mình, lịch sinh hoạt làm việc của những người trong gia đình để tránh kẻ trộm nhòm ngó, theo dõi.
  • Không nhận đồ ăn, đồ chơi hoặc bất cứ thứ gì từ người lạ. Không đi theo người lạ đến bất cứ đâu, kể cả khi họ nói đưa trẻ về nhà.
  • Khi ở nơi công cộng một mình, trẻ hãy tìm nơi có đông người qua lại, tuyệt đối không đứng ở nơi khuất, vắng.

3. Khi trẻ ở nhà 1 mình

Đôi khi cha mẹ bận nên có thể để trẻ ở nhà một mình. Không phải cứ ở nhà là an toàn, do đó, cha mẹ cần dặn dò trẻ cẩn thận như:

  • Phải biết đảm bảo an toàn cho bản thân: không leo trèo nghịch ngợm, không lại gần bình nước nóng, không nghịch nước, nghịch lửa,... Nhớ giải thích những nguy hiểm trẻ có thể gặp phải.
  • Dặn trẻ không mở cửa người lạ kể cả người đó tự nhận là thợ điện, công an hay bạn bè của cha mẹ. Nếu có thể, hãy gọi điện cho bố mẹ về.
  • Nếu chẳng may bị thương, hãy nhờ hàng xóm giúp đỡ hoặc gọi điện cho cha mẹ.
  • Nếu xảy ra cháy: Nếu cháy 1 nhúm nhỏ, trẻ có thể tự xử lý. Nếu cháy to, hãy ngay lập tức lấy khăn ướt bịt mũi chạy sang nhờ hàng xóm.

Xem thêm bài viết Những tình huống nguy hiểm khi trẻ ở nhà một mình.

4. Khi bị bạn bắt nạt

Trẻ bị bắt nạt thường khá khép kín và sợ, cũng không dám mách người lớn vì sợ bị trả thù. Đây là những điều cha mẹ cần lường trước và trang bị cho con những kỹ năng từ sớm:

  • Cho trẻ học võ: Việc học võ không chỉ giúp trẻ có kỹ năng tự vệ, phản xạ nhanh mà còn giúp trẻ tự tin, linh hoạt hơn. Bạn bè thường chỉ bắt nạt những học sinh nhút nhát hoặc trông yếu đuối.
  • Con không nên đôi co hay đối đầu với những kẻ gây sự bởi có thể làm tổn thương bản thân.
  • Trong bất cứ trường hợp nào, hãy nói với bố mẹ một cách tường tận. Bố mẹ sẽ tìm ra cách giải quyết tốt nhất và con sẽ được an toàn.

Nhiều tình huống có thể xảy ra bất ngờ nhưng nếu được cha mẹ trang bị kỹ năng ngay từ ban đầu, trẻ có thể kịp thời ứng phó. Các hoạt động ngoại khóa và lớp học kỹ năng sống cũng sẽ rất hữu ích cho trẻ.

Bạn cần thuê gia sư

Tin tưởng chọn GrowGreen

An tâm về chất lượng gia sư!

Trung tâm gia sư GrowGreen

Với kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn và công nghệ quản lý hiện đại, GrowGreen cung cấp cho phụ huynh và học viên dịch vụ gia sư chất lượng nhất.

  • Tuyển chọn gia sư chặt chẽ
  • Chuyên nghiệp, chất lượng
  • Chính sách học thử 2 buổi

Xem thêm về Trung tâm gia sư GrowGreen