Con nói dối, cha mẹ phải làm sao?

Con thường xuyên nói dối là vấn đề khiến rất nhiều cha mẹ lo lắng. Làm sao để rèn được đức tính trung thực cho con là việc không thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Để giúp con khắc phục được điều này trước hết cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến con hay nói dối và giúp con từng bước một.

Làm sao để con không nói dối

Nguyên nhân trẻ nói dối

Bất cứ đứa trẻ nào khi hình thành ý thức đều có suy nghĩ rất ngây thơ và trong sáng. Chúng luôn nói ra những điều chúng nhìn thấy, cảm thấy chứ không hề nghĩ tới vấn đề nào khác. Chính vì vậy thành ngữ có câu: “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”. Nhưng bỗng một ngày bạn thấy con bạn nói dối, đây là điều bất thường và có lẽ bé đã chưa được dạy đúng cách.

  • Trẻ nói dối do sợ bị mắng: Trẻ con thường dễ mắc phải những sai lầm, có thể là rất nhỏ nhặt như: làm vỡ lọ hoa, bị trầy xước do chơi đùa,... Với những đứa trẻ nói thật, nhiều cha mẹ lại nổi nóng, quát mắng, không kiềm chế được cảm xúc. Điều này khiến trẻ sợ và từ những lần sau trẻ sẽ tìm cách nói dối để không bị mắng như: con mèo làm vỡ lọ hoa, bạn A đẩy con ngã hoặc cô giáo B đánh con. Dần dần, việc nói dối trở thành đùn đẩy trách nhiệm, hoặc đổ oan cho người khác.
  • Trẻ nói dối do người lớn nói dối: Bản thân người lớn hay nói dối trẻ, chính vì thế trẻ cho rằng đây là một việc hết sức bình thường. Nhiều phụ huynh có thể nói dối trẻ như: Con đưa tiền mừng tuổi mẹ cầm cho sau này mẹ trả rồi sau đó không bao giờ trả. Sau này nếu có tiền mừng tuổi chưa chắc trẻ đã khai thật số tiền nhận được cho cha mẹ.
  • Trẻ nói dối do cha mẹ nhắc nhở không đúng cách: Trẻ em vốn dĩ ngây thơ, trong sáng và chúng có thể đưa ra những lời nhận xét không mấy tế nhị như: “cô béo thế”, “mẹ cháu bảo bác ghê gớm”, “chị này bảo anh xấu trai”,...Khi bắt gặp những lời nói đó của trẻ, cha mẹ thường nói rằng trẻ không được nói như thế nhưng lại không dạy trẻ phải nói thế nào khiến trẻ từ sau chỉ còn biết cách nói dối.

Làm sao để trẻ không còn nói dối

Để trẻ bỏ được tật nói dối không phải dễ dàng. Cha mẹ cần khéo léo trong ứng xử để con có thể hiểu và ghi nhớ bài học không nên nói dối. Cha mẹ hãy lưu ý một số điều sau khi thấy con nói dối.

1. Cha mẹ cần giữ được bình tĩnh

Sai lầm của cha mẹ là không giữ được bình tĩnh mỗi khi phát hiện ra lỗi lầm của con. Cha mẹ thường mắng mỏ, thậm chí trừng phạt vì một lỗi nào đó. Điều này sẽ khiến trẻ sợ hãi mà không bao giờ dám nói ra sự thật. Chính vì thế, khi trẻ nói ra sự thật, cha mẹ cần bình tĩnh. Trước hết hãy khen ngợi sự trung thực của con. Tiếp đến, hãy đối xử với trẻ một cách bình thường giống như hàng ngày như giục trẻ đi tắm, đi ăn cơm hoặc lên phòng nghỉ ngơi. Rồi sau đó, khi mọi chuyện đã lắng xuống, hãy ngồi trò chuyện với trẻ một cách nghiêm túc về quan điểm của mình với trẻ.

2. Hãy phơi bày sự thật

Đừng tức giận và bắt ép trẻ phải nói thật khi bạn đã biết hết tất cả sự thật. Nhiều cha mẹ dù đã biết sự thật nhưng có suy nghĩ rằng ép trẻ phải tự mình nhận lỗi. Bạn càng ép, trẻ sẽ càng sợ hãi và sẽ im lặng. Việc cha mẹ nên làm là nói tất cả những gì bạn biết, để trẻ thấy rằng bạn đã biết được sự thật, rằng trẻ đang cố tình nói dối. Hãy đưa ra một sự trừng phạt, nhưng không phải vì lỗi lầm trẻ đã gây ra mà là vì trẻ đã nói dối bạn.

3. Tìm ra nguyên nhân nói dối của trẻ

Những đứa trẻ đôi khi cũng có suy nghĩ khá chín chắn. Đôi khi chúng nói dối cũng là có nguyên nhân. Ví dụ như trẻ không muốn làm bạn buồn khi thấy chúng bị điểm kém hoặc không muốn bạn lo lắng. Ví dụ trẻ có thể làm mất một số tiền nhỏ nhưng khi bạn hỏi trẻ sẽ nói rằng mình đã sử dụng số tiền đó để mua đồ ăn hoặc đồ dùng học tập. Tìm ra nguyên nhân trẻ nói dối sẽ giúp cha mẹ hiểu được con hơn và có thể giúp con giải quyết những tình huống khó khăn con đang gặp phải.

4. Trấn an con bằng lời nói và hành động

Sau khi phát hiện ra trẻ nói dối và đã có những hình phạt hợp lý ở mức độ cho phép, cha mẹ hãy thể hiện để con biết rằng mọi thứ đã qua và dù thế nào thì cha mẹ cũng vẫn luôn yêu thương con để trẻ không cảm thấy bị bỏ rơi. Hãy khuyến khích trẻ bằng lời nói và hành động để trẻ không còn nói dối. Thêm vào đó, chính bản thân cha mẹ cũng cần trung thực với con để trở thành tấm gương rõ nhất.

Việc dạy trẻ đức tính thành thực là rất cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ cũng có thể giúp con phân biệt được những lời nói dối có hại và lời nói dối vô hại để ứng xử đúng trong mỗi tình huống hàng ngày.

Bạn cần thuê gia sư

Tin tưởng chọn GrowGreen

An tâm về chất lượng gia sư!

Trung tâm gia sư GrowGreen

Với kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn và công nghệ quản lý hiện đại, GrowGreen cung cấp cho phụ huynh và học viên dịch vụ gia sư chất lượng nhất.

  • Tuyển chọn gia sư chặt chẽ
  • Chuyên nghiệp, chất lượng
  • Chính sách học thử 2 buổi

Xem thêm về Trung tâm gia sư GrowGreen