Làm thế nào để học sinh nghe lời

Dù giảng dạy tại trường hay là dạy gia sư tại nhà, ai cũng muốn cho học sinh của mình ngoan ngoãn, nghe lời. Điều này sẽ khiến cho việc truyền đạt kiến thức của mình trở nên dễ dàng hơn. Một số kinh nghiệm sau đây có thể khiến cho học sinh nghe lời bạn.

Làm thế nào để học sinh nghe lời

1. Hãy chuẩn bị quần áo nghiêm túc

Chưa cần biết gia sư là người giỏi cỡ nào, nhưng đặc điểm chung của học sinh là không dám đùa cợt với những người nghiêm túc. Không cần thiết phải giống như quân nhân, nhưng ăn mặc phải chỉn chu, gọn gàng, lịch sự.

Cái nhìn ban đầu tốt sẽ khiến học sinh có thiện cảm với bạn, thậm chí thần tượng phong cách của bạn.

2. Phong thái cũng vô cùng quan trọng

Bạn là gia sư, là một người thầy chứ không còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường. Bạn phải có thần thái của một giáo viên, lời nói lúc phải thật có uy, lúc lại thật thân thiện để học sinh không dám "giỡn mặt".

Đùa cợt và nể nang học sinh là sai lầm mà rất nhiều gia sư mắc phải. Dần dần, học sinh sẽ cảm thấy bạn quá hiền, dễ bắt nạt nên không còn coi lời nói của bạn ra gì.

3. Có phẩm chất đạo đức tốt

Một người có phẩm chất đạo đức, sống lương thiện sẽ dễ dàng chinh phục được người khác, ngay cả học sinh của mình.

Ngược lại, nếu bạn là người có những hành vi sai trái, thiếu tôn trọng người khác, sử dụng lời lẽ miệt thị, xúc phạm học sinh, chắc chắc khó được học sinh nể phục.

4. Trau dồi vốn kiến thức của bạn

Đừng nghĩ chỉ cần giỏi kiến thức chuyên môn thôi là đủ. Trong giờ dạy, học sinh có thể hỏi hàng ngàn thứ trên trời dưới biển để thỏa trí tò mò và làm khó bạn. Nếu bạn bị đánh gục ở giai đoạn này, chúng sẽ đắc ý mà cho rằng bạn cũng "thường thôi" không có gì phải sợ.

Chính vì vậy, kiến thức xã hội, tự nhiên, giới tính, địa lý, du lịch,... bạn nên tinh thông càng nhiều càng tốt để "phô trương thanh thế" với học sinh.

5. Hãy biết giữ bí mật

Trong khi học, học sinh sẽ vô tình tiết lộ một số bí mật của chúng. Đừng kể những bí mật ấy với bố mẹ chúng hoặc người khác, nếu những bí mật đó không gây hại gì. Chỉ khi bạn giữ bí mật, khiến chúng tin tưởng, bạn mới đáng để chúng nghe lời.

Tuy nhiên, nếu vấn đề bí mật nghiêm trọng, hãy khéo léo nói với phụ huynh để cùng gỡ rối cho học sinh. Nhắc lại là phải thật khéo léo.

6. Không bắt ép quá mức

Chán học mà bị bắt ép quá mức thì chỉ càng khiến học sinh bức bối và chống đối mà thôi. Vậy nên, bạn hãy tìm cách để học sinh nghe bài giảng một cách hứng thú và hiểu bài ngay trong giờ. Sau giờ học, hãy giao các bài tập nhẹ nhàng liên quan đến ghi nhớ nhiều hơn là ngồi giải bài tập.

Chẳng hạn với môn môn Toán, yêu cầu chúng học chuẩn công thức và làm những bài trong khả năng, không phải suy nghĩ quá nhiều. Môn văn, yêu cầu chúng đọc trước nội dung văn bản của ngày hôm sau,...

7. Vừa là thầy, vừa là bạn của học sinh

Học sinh chỉ nghe lời bạn khi bạn đúng và những gì bạn đem lại có ích cho chúng. Do đó, là người thầy, hãy cung cấp cho học sinh kiến thức bổ ích cả chuyên môn lẫn kiến thức xã hội. Học bạn mà chúng biết thêm thật nhiều thứ mới mẻ thì chúng sẽ vô cùng thích thú.

Hết giờ giảng, hãy tâm sự với học sinh như một người bạn. Bạn cũng có thể kể cho chúng nghe những kinh nghiệm bạn đã trải qua thời học sinh. Những lời khuyên của bạn đừng theo kiểu "em phải..." mà thay bằng "nếu là anh/chị thì anh/chị sẽ...".

Trên đây là những cách để học sinh yêu quý và nghe lời bạn. Nếu làm hết những cách trên mà vẫn không có hiệu quả thì bạn cần trao đổi với phụ huynh để tìm hướng xử lý phù hợp.

Bạn yêu thích giảng dạy

Tin tưởng chọn GrowGreen

Chất lượng và hỗ trợ tốt nhất!

Chất lượng gia sư

Trung tâm gia sư GrowGreen

Quản lý tất cả bằng dữ liệu số, danh sách lớp đa dạng, chính sách đảm bảo quyền lợi của gia sư. Hãy xem GrowGreen đặc biệt so với các trung tâm gia sư khác như thế nào!

Đến trang dành cho gia sư